Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Rồng Komodo-sinh vật nguy hiểm “thời tiền sử” còn sót lại

Rồng Komodo-sinh vật nguy hiểm “thời tiền sử” còn sót lại

Là loài thằn lằn lớn nhất thế giới còn tồn tại trên trái đất, rồng Komodo vừa khiến con người sợ hãi nhưng lại kích thích trí tò mò tột độ về cuộc sống và hành vi của loài bò sát khổng lồ này.(Dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh)
Theo các báo cáo môi trường tính tới thời điểm hiện tại, môi trường sống tự nhiên duy nhất của rồng Komodo là các quần đảo của đất nước nhiệt đới Indonesia. Dù sở hữu kích thước to lớn nhưng rồng Komodo thực sự là bậc thầy trong việc săn mồi, với khả năng di chuyển nhanh nhạy trên mặt đất, bơi lặn linh hoạt dưới nước và khả năng trèo cây thoăn thoắt giống với họ hàng nhỏ bé của nó.
rồng Komodo
Rồng Komodo trong môi trường sống tự nhiên.- Ảnh : Dịch vụ tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh

Trong quá trình săn mồi trên mặt đất, rồng Komodo có thể chạy với vận tốc 20km/h để đuổi theo nạn nhân của nó. Loài này cũng sở hữu khả năng lặn sâu tới 5m để truy tìm những con cá dưới biển. Khả năng bơi hoàn hảo cho phép rồng Komodo di chuyển từ đảo này sang đảo khác để tìm cuộc sống sung túc hơn.
Trên thực tế, rồng Komodo được phát hiện nhiều nhất trên đảo Komodo, Indonesia. Chính vì lẽ đó, loài rồng này được đặt theo tên hòn đảo nảy. Các nhà khoa học tin rằng, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm. Dù là loài động vật “còn sót lại” từ thời tiền sử nhưng hiện tại, sự tồn tại của rồng Komodo đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Cho đến nay, người ta thường cho rằng rồng Komodo chúng bắt mồi rồi bỏ con mồi đấy cho chảy máu từ vết thương đến chết và nạn nhân thường bị sốc và chết trước khi bị rồng giết và ăn thịt.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con mồi bị giết là do loại vi trùng gây bệnh có trong miệng rồng. Một nghiên cứu mới đây đăng trên số mới nhất của Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences lại chứng minh rằng con mồi chết là do sự kết hợp giữa vi khuẩn ở răng và nọc độc của chính loài bò sát chứ không phải chỉ vì vi trùng gây bệnh.
Là hậu duệ trong họ kỳ đà sống trên 100 triệu năm về trước, rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại và hiện sống trên các đảo miền Trung Indonesia như các đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang và Gili Dasami. Chúng có chiều dài từ 2 đến 3 mét và nặng chừng 70kg. Với thân hình khổng lồ như vậy, chúng thống trị các hòn đảo nói trên mà không động vật có vú ăn thịt nào cùng tồn tại được bên cạnh chúng.
TS Stephen Wroe, Trường ĐH New South Wales, đồng tác giả của công trình cho biết: "Quan điểm cho rằng rồng Komodo chỉ làm chết con mồi bằng những vi trùng có trong miệng chúng là không đúng. Bản thân con rồng có nọc độc. Chất độc ấy do tuyến nước bọt của chúng sinh ra. Đó là các chất gây tăng huyết áp và chống đông máu. Chính các chất này làm máu của những con mồi bị chúng cắn chảy ào ạt, khiến con mồi chết vì cạn máu".
Rồng Komodo là loài ăn thịt hung hãn và làm chủ hệ sinh thái chúng sống. Mặc dù thức ăn chính của chúng là xác thối rữa nhưng chúng cũng săn bắt và tấn công nhiều con mồi khác bao gồm các động vật không xương sống, động vật có vú và chim chóc.
 TinTucMoiTruong.Com

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Nhật Bản hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống bão lũ

Nhật Bản hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống bão lũ

Biến đổi khí hậu đang biến khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những nơi phải hứng chịu nhiều bão lũ nhất thế giới, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Cty môi trường Cao Nguyên Xanh cho biết nhằm nâng cao nhận thức cũng như chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm phòng chống bão lũ, tập đoàn Ebara của Nhật Bản đã phối hợp với trường đại học nổi tiếng nhất Thái Lan, Thamasat tổ chức hội thảo về chủ đề này, với sự tham dự của nhiều chuyên gia tới từ các quốc gia láng giềng.
Cuộc hội thảo môi trường đã tập trung vào các bài giảng liên quan tới những vấn đề mang tính nền tảng, trong đó nổi bật là ứng dụng của máy bơm trong các trạm bơm dẫn nước từ sông hồ tới đồng ruộng. Hội thảo cũng tập trung vào việc xả nước trong mùa mưa, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan từng trải qua trận lụt kỷ lục năm 2011. Kinh nghiệm của Thái Lan sẽ là bài học quý giá cho các quốc gia trong khu vực. (Ảnh: Dịch vụ môi trường Cao Nguyên XAnh)
Năm 2011, thủ đô Bangkok của Thái Lan từng phải hứng chịu trận lụt lớn, gây ra thiệt hại đáng kể về kinh tế. Các chuyên gia của Ebara đã phân tích những bài học kinh nghiệm, hay yếu tố có thể giúp siêu đô thị này tránh được những thảm họa tương tự trong tương lai, qua đó giúp các thành phố khác trong khu vực, bao gồm cả Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra được các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu.
Bên cạnh hội thảo trên, Ebara cũng tổ chức một cuộc hội thảo khác về thiết bị làm lạnh, đặc biệt là các thiết bị dành cho những công trình lớn như nhà máy, sân bay, bởi nhu cầu về việc sử dụng những hệ thống làm mát lớn sẽ gia tăng mạnh trong tương lai.
Năm 1989, Tập đoàn Ebara đã thành lập Quỹ Tưởng niệm Ebara Hatakeyama (EHMF) để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau với các nước Đông Nam Á, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế như chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm về phòng chống bão lũ.
Kể từ khi thành lập, EHMF đã tổ chức 232 cuộc hội thảo ở nhiều địa điểm tại khắp các quốc gia Đông Nam Á, với hơn 10.000 lượt đại biểu tham dự. Trong năm tài chính 2013, bảy cuộc hội thảo đã được lên kế hoạch tổ chức ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và một số địa điểm khác.
 TinTucMoiTruong.Com

Than đá, kẻ hủy diệt môi trường

Than đá, kẻ hủy diệt môi trường

Bảng báo cáo môi trường  trên do cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cung cấp cho thấy, hiện nay Trung Quốc chiếm phần lớn trong việc sử dụng than đá trên thế giới.
Mặc dù đã có sự hỗ trợ ấn tượng từ chính quyền Bắc Kinh trong việc tìm ra nguồn năng lượng mới để thay thế và nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm không khí, nhưng việc sử dụng than đá tại Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù có tỷ lệ tăng chậm hơn trong nhưng năm gần đây.
Điều này là rất nguy hiểm không chỉ với người dân Trung Quốc (Bắc Kinh đã bị ô nhiễm không khí nặng nề thời gian gần đây) mà còn cho cả thế giới. Than đá là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người.
khí thải do than đá
Ảnh minh họa- ảnh : Dịch vụ tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh
Dĩ nhiên, lý do than đá quá phổ biến tại Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới là do nó rất rẻ. Đó là lý do tại sao mặc dù than đá nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường, nhưng cả Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển nhanh khác không quay lưng với nó. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn ở những quốc gia nghèo cho tới khi nguồn năng lượng sạch có thể cạnh tranh với than đá về mặt giá cả - và ngày đó còn rất xa vời.
Các chuyên gia tư vấn môi trường cho biết theo biểu đồ của EIA cho thấy khả năng hạn chế củaTổng Thống Mỹ OBama trong việc đi tới thỏa thuận với các nước khác để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trên thực tế, phần lớn lượng khí thải carbon được thải ra từ những nước đang phát triển giống như Trung Quốc thì nguyên nhân cũng từ việc sử dụng than đá.
Như đã báo cáo trước đó, Mỹ đã hạn chế việc sử dụng than đá và cắt giảm lượng khí thải carbon trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thậm chí nếu than đá bị cấm sử dụng ở Mỹ, thì nó vẫn còn tiếp tục được đốt cháy với khối lượng hàng tỉ tấn ở các quốc gia khác.
Thế giới không thể chống lại sự biến đổi khí hậu cho đến khi con người chấm dứt việc sử dụng than đá nhiều như hiện nay, nhưng Mỹ khó có thể thuyết phục được Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ việc sử dụng nguồn năng lượng giá rẻ này.
 TinTucMoiTruong.Com

Cá sấu Gustave-Quái vật ăn thịt người kinh nhất mọi thời đại

Cá sấu Gustave-Quái vật ăn thịt người kinh nhất mọi thời đại


Tin Tức Môi Trường -Hầu như tất cả những con ác thú ăn thịt người đều không hoành hoành được lâu, sau khi "tác oai tác quái" một thời gian ngắn, chúng sẽ bị người dân địa phương tiêu diệt. Nhưng vẫn còn một con ác thú thực sự vẫn tồn tại khôn ngoan theo năm tháng



ảnh minh họa-Cty môi trường Cao Nguyên Xanh


Tại Burundi thuộc châu Phi tồn tại câu chuyện thực về con cá sấu sông Nile khổng lồ, đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người. Nó được gọi với cái tên là Gustave.

Con cá sấu này dài 6m và nặng cả tấn, được mệnh danh là sinh vật ăn thịt người vĩ đại nhất trong thời đại.Các báo cáo môi trường nó là con cá sấu sông Nile lớn nhất còn sống, cũng như là con săn mồi đơn độc lớn nhất trên toàn lãnh thổ châu Phi. Theo những người địa phương, tới nay nó đã giết tới 300 người.
Những bản địa tin rằng, nó giết người như một thú vui tiêu khiển, chứ không phải vì đói. Nó giết nhiều người cùng lúc trong một lần tấn công, sau đó biến mất hàng tháng, thậm chí cả năm, chỉ để xuất hiện ở một chỗ khác và lại giết người.



Không ai đoán được nó xuất hiện lại khi nào và ở đâu. Nhiều người dân thậm chí còn chứng kiến Gustave giết và ăn những con hà mã đực trưởng thành - loài động vật mạnh mẽ và cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù lớp da ngoài của Gustave chứa vô số vết dao, lao và cả súng trường nhưng không ai giết được nó.
Nhiều thợ săn cố gắng bắt cho được Gustave bằng cách chế tạo các cái bẫy lớn dưới nước, nhưng mặc dù con cá sấu này xuất hiện, nó không bao giờ tiến đến gần chiếc lồng. Nó chỉ bơi quanh như chế giễu những người đặt ra cái bẫy ấy.

Patrice Faye - một nhà tự nhiên người Pháp nghiên cứu con ác thú này từ năm 1990 tới nay kết luận rằng, Gustave đã trên 60 tuổi, chính vì vậy nó có nhiều kinh nghiệm và khôn ngoan để bị lừa.
Các bức ảnh chụp của các nhà khoa học thuộc tổ chức National Geographic Society vào năm 2008 cho thấy, con cá sấu này vẫn rất khỏe mạnh và lanh lẹ. Có lẽ nó sẽ tiếp tục sự nghiệp cướp phá và giết chóc, tồn tại như một huyền thoại sống.


Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ca tử vong đầu tiên do khói bụi ở Malaysia

Ca tử vong đầu tiên do khói bụi ở Malaysia

Khói bụi từ những vụ cháy rừng ở Indonesia đã được coi là nguyên nhân gây tử vong cho một phụ nữ mắc bệnh hen phế quản ở Malaysia và đây là trường hợp chết người đầu tiên trong vụ khủng hoảng đang gây nên lời qua tiếng lại giữa các quốc gia liên quan.
khói bụ ở Malaysia
Khói bụi mù mịt ở Kuala Lumpur. (Ảnh: Dịch vụ tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh)

Theo tờ The Sun thì bà Li Cai Ling, sống tại thị trấn Muar ở miền Nam Malaysia, một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi khói bụi, đã qua đời hôm Chủ nhật vừa qua, mà theo kết luận của các bác sĩ thì nguyên nhân tử vong là do ô nhiễm không khí.
Các chuyên gia  tư vấn môi trường cho biết cả Singapore và Malaysia đều đang đối mặt với đợt khủng hoảng khói bụi tồi tệ nhất trong vòng nhiều năm qua. Hiện khói bụi vẫn tiếp tục lan tới một số khu vực thuộc thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia trong ngày 26/6.Dịch vụ môi trường ở các nước này đang quá tải khi lượng khói mù tăng đột biến.
Ô nhiễm không khí chính là lý do khiến đội bóng mới thăng hạng giải Ngoại hạng Anh Cardiff City đã quyết định hủy bỏ chuyến du đấu Malaysia.
Trang chủ của câu lạc bộ - có ông chủ là tỷ phú người Malaysia Vincent Tan – cho biết họ hủy chuyến du đấu vì lo khói bụi ảnh hưởng tới sức khỏa của các cầu thủ, cho dù huấn luyện viên Malky Mackay và ngôi sao Craig Bellamy đều đã lên kế hoạch đi tiền trạm tới Malaysia vào ngày 27/6.
Nhiều sự kiện thể thao dự kiến tổ chức ở Malaysia đợt này cũng bị hủy bỏ, trong đó có cuộc thi marathon Kuala Lumpur.
TinTucMoiTruong.Com 

Kinh dị loài cá “ ma cà rồng”

Kinh dị loài cá “ ma cà rồng”

Cá mút đá hay còn được biết đến vơi tên gọi cá “ma cà rồng” chuyên hút máu đang gây nguy hại cho các sinh vật khác ở các ao hồ Châu Mỹ.
Cá mút đá, còn được gọi là cá “ma cà rồng” có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa. Với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn, cá mút đá bám vào các loài cá khác và hút máu cũng như dịch cơ thể của chúng, khiến nạn nhân suy yếu hoặc tử vong.( tin tức môi trường)
2 con cá mút đá đang hút máu cá hồi
Hai con cá “ma cà rồng” hút máu một con cá hồi.
Mặc dù có nguồn gốc từ Đại Tây Dương, nhưng cá “ma cà rồng” có thể sống ở những vùng nước ngọt và đã di cư đến vùng hồ Lớn nằm ở biên giới giữa Mỹ và Canada, qua các con kênh sử dụng cho vận tải đường thủy.
cận cảnh miệng cá mút đá
Cận cảnh miệng cá mút đá(Ảnh:Cty môi trường Cao Nguyên Xanh)

Vào cuối những năm 1940, cá mút đá đã xâm lấn tàn sát cá hồi, cá thịt trắng và các loài cá thương phẩm khác trong hồ Michigan. Cuộc chiến tiêu diệt cá mút đá đã tiêu tốn của Mỹ hơn 400 triệu USD trong suốt 5 thập kỷ qua.
Các báo cáo môi trường ban đầu cho thấy,số lượng loài cá mút đá đã giảm khoảng 90% kể từ nhưng năm 1950 khi các nghiên cứu tìm ra cách tiêu diệt chúng mà không ảnh hưởng tới những loài sinh vật khác.


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Trái đất ấm lên 4 độ C, Việt Nam thiệt hại đủ đường

Trái đất ấm lên 4 độ C, Việt Nam thiệt hại đủ đường

Ngân hàng Thế giới(WB) công bố báo cáo cho biết, nhiệt độ trái đất tăng lên 4 độ C, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Báo cáo mới được công bố tại Washington ngày 20/6 đã xem xét các tác động có thể xảy ra khi nhiệt độ tăng lên như hiện nay (0,8°C), 2°C và 4°C lên sản xuất nông nghiệp, nguồn nước, các hệ sinh thái vùng duyên hải, và các thành phố ở khu vực cận Sahara châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippine, Singapore, Thailand, Timor-Leste.
Ở Việt Nam, một số ảnh hưởng lớn nhất sẽ là lũ lụt ở khu vực đô thị do tác động của nước biển xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Mekong. WB đang làm việc với chính phủ Việt Nam trong hàng loạt các hoạt động chính sách nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đang thảo luận các chương trình tại thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Mekong để giải quyết các mối đe dọa này.
Người dân chăm sóc trâu dưới nước trong trận lụt tại Đồng Tháp năm 2005. (Ảnh: Dịch vụ tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh)
Báo cáo tổng hợp những tài liệu mới nhất của cty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh đã được đánh giá kỹ càng và được bổ sung thêm các mô hình tình huống. Báo cáo trình bày hai kịch bản: nhiệt độ tăng lên cực điểm 4ºC và một mức vừa phải là 2ºC. Báo cáo cho thấy nhiệt độ trái đất ấm lên đang gia tăng đe dọa đến tình trạng sức khỏe và sinh kế của những người dễ bị ảnh hưởng như thế nào. Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, nhiệt độ tăng cùng cực, các cơn bão nhiệt đới với cường độ ngày càng mạnh, đại dương ấm lên và acid hóa bởi khu vực này bao gồm nhiều quần đảo nằm trong vành đai bão nhiệt đới và có mật độ dân số vùng duyên hải khá cao.
Lũ lụt gây thiệt hại lớn (Ảnh: Dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh)

Báo cáo dự đoán việc nước biển dâng cao thêm 50cm vào những năm 2050 chắc không thể tránh khỏi do hậu quả của các chất thải trong quá khứ, và trong một vài trường hợp, tác động có thể xảy ra sớm hơn. Điều này sẽ gây ra hậu quả tàn phá nặng nề hơn, làm cho những cánh đồng bị ngập lụt trong thời gian dài hơn, và những vùng châu thổ ngập nước với những cánh đồng và nguồn nước uống bị xâm mặn. Báo cáo cũng tính toán rằng các trận bão sẽ tăng về cường độ (cấp 4 và 5).
Ba vùng châu thổ sông Mekong, sông Irrawaddy và sông Chao Phraya - tất cả những diện tích đất quan trọng nằm dưới 2m so với mực nước biển – đặc biệt bị nguy hiểm. Nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, và du lịch là những ngành dễ bị tác động nhiều nhất do biến đổi khí hậu ở những vùng đồng bằng này. Các thành phố vùng duyên hải, với sự tập trung dày đặc về mật độ dân số và tài sản vật chất, cũng đang bị đặt trước nguy cơ những cơn bão cường độ mạnh, nước biển dâng trong thời gian dài, và những trận bão ven biển bất ngờ. Thành phố Bangkok, Hồ Chí Minh, Jakarta, Manila, và Yangon là những thành phố được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo WB, vùng đồng bằng sông Mekong sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam và đóng góp chủ yếu vào xuất khẩu gạo của quốc gia này. Nước biển dâng 30cm, có thể xảy ra sớm vào năm 2040, có thể gây thiệt hại khoảng 12% sản lượng gạo.
Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết: “Báo cáo này trình bày một kịch bản ở mức báo động cho những tháng năm sắp tới – những điều chúng ta có thể phải đối mặt trong cuộc sống". Ông nói thêm: “Các nhà khoa học cho biết nếu trái đất ấm lên thêm 2ºC nữa – có thể sẽ đến trong vòng 20 đến 30 năm nữa – sẽ gây hệ lụy là thiếu lượng thực trên diện rộng, những luồng nóng chưa từng có sẽ xảy ra, và những trận lốc xoáy cường độ mạnh hơn. Trong tương lai gần, biến đổi khí hậu, đã và đang xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và hi vọng của nhiếu cá nhân và gia đình mà họ lại không phải là nguyên nhân nhiệt độ Trái đất tăng lên".
Ông van Trotsenburg- Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho rằng:“Các quốc gia cần được hỗ trợ để định hướng lại các kế hoạch phát triển, theo đó biến đổi khí hậu sẽ là một nhân tố trong quá trình lập kế hoạch dựa vào những nỗ lực đang được thực hiện. Chính phủ Việt Nam đã tìm kiếm sự hỗ trợ của WB trong việc ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu và cơ hội thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển sang tăng trưởng carbon thấp".
TinTucMoiTruong.Com

Bọ xít hút máu biến đổi nguy hiểm hơn

Bọ xít hút máu biến đổi nguy hiểm hơn

Các báo cáo môi trường ban đầu cho thấy, bọ xít hút máu chứa ký sinh trùng đồng thời chúng cũng kháng thuốc trừ sâu.

Phát hiện ký sinh trùng đơn bào

PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết,trong môi trường hiện tại bọ xít hút máu là một loài côn trùng hút máu nên vết chích của nó khiến con người khó chịu, dị ứng rộng, thậm chí gây sốt nhất là với trẻ em. Ngoài ra, loài này được biết đến là một vector truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở Châu Mỹ La Tinh gây ra bệnh Chagas. Ở nước ta trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác nhận sự hiện diện trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu có ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Trypanosoma (chưa xác định được tên).
Cty môi trường Cao Nguyên Xanh cho biết hiện chưa xác định được ký sinh trùng đó gây bệnh ở mức độ nào nhưng ở phương diện côn trùng học cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng sự sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này, đặc biệt bố trí theo dõi dài hạn với những người đã bị bọ xít đốt, xác định tên loài ký sinh trùng từ đó thiết lập một hệ thống giám sát dịch tễ học thích nghi để phòng tránh sự xuất hiện của bệnh Chagas ở Việt Nam.
bọ xít hút máu
Bọ xít cắn vào cơ thể gây ngứa và sưng
TS Phạm Thị Khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư nhấn mạnh, bệnh Chagas được phân bố chủ yếu trong thế giới mới. Tác nhân gây bệnh là máu ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma cruzi chúng xâm nhập vào chủ thể thông qua các cá thể bọ xít hút máu trên da chủ thể hoặc niêm mạc. Kể từ đầu năm 2010, bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata gây ra nhiều băn khoăn và lo lắng trong người dân ở nhiều địa điểm của Việt Nam. Hoạt động của chúng chủ yếu hút máu vào ban đêm. Cụ thể, bọ xít cắn vào cơ thể gây ngứa và sưng, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về ký sinh trùng có trong bọ xít hút máu và khả năng lây truyền sang người.

Kháng thuốc cao

Trong quá trình nghiên cứu bọ xít, TS Phạm Thị Khoa đã nuôi chúng và rất ngạc nhiên về sự phát triển của loài này. Cụ thể, khả năng sinh sản của bọ xít hút máu rất cao bất kể điều kiện phòng thí nghiệm ra sao. Một con bọ xít cái hút máu chuột bạch cứ 2 ngày/lần có thể đẻ 327 trứng trong 7 tháng.
Ngoài ra, để chuẩn bị một chiến dịch có thể trực tiếp chống lại các bọ xít hút máu, nhằm mục đích đánh giá nhạy cảm của côn trùng cũng như giúp người dân giảm căng thẳng vì lo lắng bọ xít đốt, TS Phạm Thị Khoa đã thử nghiệm diệt chúng bằng thuốc trừ sâu thường được sử dụng ở Việt Nam. Bọ xít được thử nghiệm thuốc trừ sâu dưới dạng tiếp xúc giấy ngâm tẩm trong 1 - 3 ngày, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển (thứ hai hoặc thứ năm giai đoạn nhộng) đã cho thấy, chúng kháng với thuốc alpha-cypermethrin tại 30mg/m2.

PGS.TS Trương Xuân Lam đang nghiên cứu bọ xít hút máu
Tác giả Schofield C.J (Anh) đã "hiến kế" giảm bọ xít hút máu cũng như kiểm soát dịch tễ cho Việt Nam hay khu vực Đông Nam Á: Cần xem việc giám sát côn trùng là cần thiết để tránh những nguy cơ lớn về truyền vectơ mới và không bị động như các nước châu Mỹ La tinh. Ngoài ra, cần có nhiều dữ liệu hơn để hiểu các tuyến đường di cư của các loài địa phương, chủ nhà, sở thích, năng lực phán tán chủ động, thụ động và các cơ chế của các cuộc tấn công tới con người. Phải thiết lập một dịch tễ học dài hạn theo dõi để xác nhận rằng ký sinh trùng được tìm thấy trong các bọ xít hút máu thu thập trong nhà không làm hại con người.
Đối với bọ xít kháng thuốc cần sử dụng các đội xử lý kỹ thuật được đào tạo, sử dụng thuốc trừ sâu chất lượng tốt, thiết bị ứng dụng hiện đại để chắc chắn phòng trừ được bọ xít hút máu.
TinTucMoiTruong.Com

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Kinh hoàng kiến biến thành "ma sống" vì bị nấm lạ đầu độc

Kinh hoàng kiến biến thành "ma sống" vì bị nấm lạ đầu độc


Khi bị dính loại nấm này, kiến sẽ bị điều khiển, buộc phải làm theo “lệnh” của nấm độc và rơi vào.(tin tức  môi trường)

Cty môi trường Cao Nguyên Xanh cho biết loại nấm não (brain fungus) ở Brazil là nỗi kinh hoàng của các chú kiến. Trong quá trình kiếm thức ăn, kiến thợ vô tình bị bào tử nấm bám chặt.

Loài thực vật này nhanh chóng sinh sôi nảy nở trong cơ thể kiến, dùng chính vật chủ này làm thức ăn.

Chưa hết, báo cáo môi trường cho biết nấm độc tiết ra một chất có tên Ancaloid để kiểm soát và điều khiển những con kiến xấu số. Sau khi bị nhiễm độc, kiến sẽ có những hành vi kỳ lạ như đi đứng lảo đảo, không phân biệt được phương hướng, thậm chí ăn thịt cả đồng loại.

Khi kiến sắp chết, loài nấm này sẽ buộc chúng phải tìm đến một lá cây thích hợp rồi dùng hàm khoá chính nó vào gân lá ở giữa. Đây chính là nơi thích hợp nhất để nấm nảy mầm, phát triển và sinh sôi nảy nở.

Thời gian từ khi bám vào kiến, kiểm soát và biến vật chủ thành thây ma chỉ kéo dài khoảng 2 ngày.

Loại nấm độc thuộc họ Ophiocordyceps được hai nhà khoa học David Hughes và Harry Evans phát hiện tại khu rừng mưa Atlantic ở Đông Nam Brazil.
 TinTucMoiTruong.Com

5 loài động vật nhỏ bé nhưng cực kỳ nguy hiểm

5 loài động vật nhỏ bé nhưng cực kỳ nguy hiểm

Thông thường chúng ta sẽ hoảng sợ khi nhìn thấy những con rắn hoặc nhện có kích thước lớn, do suy nghĩ bản năng của chúng ta là "càng lớn - càng nguy hiểm". Tuy nhiên trên thực tế, có lẽ chúng ta nên đề phòng những loài vật nhỏ bé trong danh sách dưới đây. Những loài vật này tuy có kích thước nhỏ, nhưng chúng có thể giết chết bạn chỉ trong vài phút với chất độc cực kỳ nguy hiểm.

5. Ong mật Nhật Bản

Ong mật Nhật bản
Dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh
Loài ong mật khổng lồ tại Nhật Bản tuy lớn hơn những loài ong mật bình thường, nhưng chúng cũng chỉ có kích thước từ 5cm đến 8cm. Một cú chích của chúng có thể làm tê liệt hệ thần kinh, đồng thời tấn công các mô xung quanh vết chích gây cảm giác cực kỳ đau đớn. Đặc biệt hơn chúng có thể chích nhiều lần và với tốc độ bay lên đến 40km/h chúng là những sát thủ thực sự. Mỗi năm có khoảng 40 người tại Nhật Bản chết vì nọc độc của loài ong này.

4. Ếch phi tiêu

Ếch phi tuêy
Đây là một trong những loài vật sặc sỡ nhất trong tự nhiên, giúp chúng cảnh báo và xua đuổi kẻ thù. Loài ếch này có chiều dài chỉ khoảng 5cm và thường có màu xanh, đỏ và vàng, trong đó ếch phi tiêu vàng là loài độc nhất. Chất độc trong người một con ếch phi tiêu vàng đủ để giết chết 10 người đàn ông trưởng thành. Các bộ lạc thường lấy chất độc trong da loài ếch này và tẩm vào phi tiêu, cũng vì thế mà chúng được đặt tên là ếch phi tiêu.

3. Ốc nón

Ốc nón
Với khả năng tự tạo ra hơn 100 loại chất độc khác nhau, ốc nón là một trong những sinh vật đặc biệt nhất trên Trái đất. Chúng thường sống dưới đáy biển, nấp trong cát và chờ con mồi đi ngang qua, khi đó chúng sẽ phóng lưỡi móc và tiêm chất độc vào con mồi. Nhóm chất độc phức tạp được sử dụng bởi loài ốc này được gọi chung là conotoxins - loại độc tố mạnh nhất thế giới, một vết chích cũng đủ để làm tê liệt toàn bộ các cơ và dẫn đến cái chết.

2. Kiến Harvester

Kiến harvester
Nọc độc của một con kiến Harvester không đủ để làm ảnh hưởng đến chúng ta, tuy nhiên sự nguy hiểm của chúng nằm ở số lượng. Khi một con kiến Harvester cắn bạn, vết cắn sẽ để lại mùi pheromone và phát tín hiệu cảnh báo đến tất cả những con kiến khác xung quanh đó. Chúng sẽ cùng tấn công nạn nhân và với số lượng đông đáo, chúng thực sự là nỗi khiếp sợ của bất kỳ loại vật to lớn nào. Nạn nhân xấu số có thể bị chết do dị ứng với chất độc hoặc do phản ứng sốc phản vệ.

1. Sứa Irukandji

Sứa Irukandji
Loài sứa Irukandji chỉ có chiều dài khoảng 2cm, mặc dù vậy chúng là loài động vật sở hữu chất độc mạnh nhất hành tinh. Chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang, gấp 1000 lần ong Tarantula. Sau khi bị cắn, các triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, tăng huyết áp và nhịp tim sẽ xảy đến trong vài phút và nạn nhân chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên chất độc của loài sứa này lại có thể dùng để điều chế huyết thanh chống nọc độc và chữa bệnh bất lực.
 TinTucMoiTruong.Com

Rừng hoa tử thần ở tam giác vàng

Rừng hoa tử thần ở tam giác vàng

Đằng sau sắc màu sặc sỡ bắc mắt là sự nguy hiểm được so sánh với tử thần của hoa anh túc.Vùng Tam Giác Vàng Đông Nam Á ( Lào , Thái , Myanma) từng trở thành điểm nóng ma túy của thế giới.
vẽ đẹp chết người của hoa anh túc
Vẽ đẹp chết người của hoa anh túc .( công ty dịch vụ môi trường  Cao Nguyên Xanh)

Công ty môi trường Cao Nguyên Xanh cho biết Theo cách cổ truyền, người ta thường lấy nhựa quả anh túc phết lên một giấy bản rồi đem hong khô, đây là thuốc sống. Lấy thuốc sống đem ngâm trong nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành thuốc chín. Thuốc này chứa đến 10% chất mocfin (morphine), một loại Ancaloit làm buồn ngủ (opiate alkaloid). Từ alkaloid này người ta dùng các phản ứng hóa học để biến chế nó thành heroin.
mũ hoa anh túc 
Mũ cây anh túc. ( Công ty tư vấn moi trường Cao Nguyên Xanh)
Cận cảnh mủ cây anh túc. Người ta thường rạch dọc trái anh túc, sau cuối, người ta rạch chéo. Trời càng lạnh càng nhiều mủ và người ta thường cạo mủ vào buổi sáng, lúc khoảng 4-5h. Thời gian cạo trong vòng 15 ngày sau đó bỏ cây vì hết mủ.
hoa anh túc rực rỡ đủ màu
Loài này thích hợp với khí hậu vùng cao.
Vùng Tam giác vàng ở Đông Nam Á từng là điểm nóng thế giới vì buôn bán ma túy, tinh chất từ loài hoa này.
hoa anh túc kết trái
Hoa anh túc kết quả
TinTucMoiTruong.Com

Choáng với hình ảnh dê leo cây và leo núi

Choáng với hình ảnh dê leo cây và leo núi

Loài dê ở Morocco  khiến nhiều người phải ngỡ ngàng với khả năng leo cây và leo núi của mình.
 
Hình ảnh. Dịch vụ tư vấn  môi trường  Cao Nguyên Xanh

Sống trong điều kiện môi trường khô hạn và bụi bặm, nước và thức ăn luôn ở tình trạng khan hiếm như ở vùng phía tây nam Morocco, ăn quả cây để duy trì sự sống là một điều khá dễ hiểu. Được biết đến như những kẻ lão luyện trong điều kiện núi non khó khăn, loài dê ở Morocco có thể leo lên thân và nhánh cây một cách dễ dàng mà không hề thấy nguy hiểm hay sợ gãy cành; cho dù các cành cây có đung đưa bởi sức nặng của chúng, những chú dê này vẫn hoàn toàn giữ được bình tĩnh. Ngoài ra, chúng còn có thể nhảy từ cành này sang cành khác để tìm thức ăn.

Bầy dê vắt vẻo trên những cành cây mãnh mai.
Loài dê leo cây này có bàn chân được chẻ hai, với mỗi bên có 2 ngón có thể duỗi ra nhằm giúp giữ cân bằng và lực cho cơ thể; đáy bàn chân lại mềm và dẻo dai, giúp chúng có thể dễ dàng bám lấy cành. Thêm vào đó, chân chúng còn có cựa cứng, giúp ích rất nhiều trong việc leo trèo.
Ngoài ra loài dê này còn có khả năng leo lên những bức vách cheo leo đến khó tin.
Những bức vách có độ dốc không thể làm khó được chúng

Những bức ảnh dưới đây được chụp ở vùng tây nam Morocco, nơi có những con dê leo cây Argan để tìm kiếm thức ăn và ăn quả của cây. Cây Argan là loại cây chỉ mọc ở vùng bán hoang mạc phía tây nam Morocco, nhưng lại mọc rất thưa thớt. Việc chăn thả quá mức đã làm giảm đi rất nhiều số lượng loài cây này; hiện chỉ còn khoảng 21 triệu cây (giảm hơn một nửa so với 50 năm trước).
Các cty môi trường còn cho biết nhân các hạt cứng còn nguyên trong phân của dê thải ra thường được người Morocco sử dụng để chế biến dầu ăn. Đây là loại dầu có hương vị ngon và giá thành sản phẩm khá cao.
Xem thêm những hình ảnh độc đáo về bầy dê:

TinTucMoiTruong.Com

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Liger & Tigon( con lai của hổ –sư tử)

Liger & Tigon( con lai của hổ –sư tử)

Liger


 1 chú liger đực
Hình ảnh. Cty môi trường  Cao Nguyên Xanh

Các Liger lai phổ biến hơn so với tigon bởi vì quá trình giao phối là dễ dàng hơn. Các Liger có cả các đường sọc và đốm. Các sọc được thừa hưởng từ hổ bố mẹ và các điểm từ sư tử ba mẹ. Ligers thường có màu cam / màu vàng. Tuy nhiên, đã có trường hợp con hổ trắng phối giống với sư tử để sản xuất liger màu vàng nhạt.

Nếu những đứa con lai là giống đực, nó sẽ có bờm giống sư tử, khuông mặt của một con hổ nhưng lông gáy của nó không to như 1 con sư tử bình thường.Con đực và cái phát triển có sọc ở bụng và lưng.Con đực sọc lai thường vô sinh và một số liger đực có bờm phát triển hơn so với những con khác và một số gần như bờm ít, các Liger thừa hưởng hầu hết sức mạnh và kích thước từ cả hai cha mẹ của nó. Liger cao khoảng 6feet, dài khoảng 12feet.
Hầu hết, ligers có thể nặng tới 450kg Trọng lượng của chúng cao nhất từng được ghi nhận là 725kg .Một con cọp và sư tử bình thường chỉ có trọng lượng bằng một nửa hoặc ít hơn trọng lượng của liger. Một con hổ có khả năng đạt trọng lượng 272kg .Một con sư tử bình thường đạt trọng lượng tối đa 226kg .Điều này làm cho Liger trở thành con mèo lớn nhất trên trái đất.Chúng có khả năng ăn nhiều hơn 45kg thịt. Tuy nhiên, những người canh giữ không muốn liger trở nên béo. Thông thường, họ cung cấp cho các ligers khoảng 14kg thịt trong một ngày.Sư tử và hổ tiêu thụ khoảng 4-6kg thịt trong một ngày .
Liger tạo ra âm thanh giống như một con sư tử và một con hổ, mặc dù tiếng gầm của họ có xu hướng âm thanh giống như tiếng gầm của một con sư tử. Liger có khả năng đạt tốc độ tối đa 80- 95km/h. Tuổi thọ của ligers, cũng như các loài động vật lai khác, ngắn hơn một loài bình thường. Các loài động vật dường như dễ bị ung thư và các bệnh khác.

TiGon


 Tigon
Hình ảnh. Dịch vụ tư vấn môi trường  Cao Nguyên Xanh
Có ít quan tâm đến tigons bởi vì chúng không đạt được kích thước ấn tượng giống như Liger. Kích thước và đặc tính xuất hiện phụ thuộc vào phân loài được lai với nhau. Kích thước nhỏ hơn so với hổ cái và so với sư tử.Tigons rất hiếm do sát suất chết lưu và sinh non lớn. Sinh non có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe có hể sống sót. Vì thế đôi khi Tigon được gọi như Tiglons Tigons  có nghĩa là rất hiếm, chỉ có một vài cá thể tồn tại trên thế giới, và đa số  chủ sở hữu chúng là tư nhân. Điều này khó khăn hơn bởi vì rất khó để cho những con hổ đực giao phối với các con sư tử cái.
Tigons trông giống như ligers. Chúng có sọc và các điểm khác nhau. Tigons cũng có màu cam.Con đực có thể có bờm, nhưng sẽ rất ít.Chúng có thể tạo ra tiếng gầm như cả hai con sư tử và hổ. Một sự khác biệt giữa tigons và ligers là kích thước của chúng. Tigons gần như không lớn như ligers. Trong thực tế, tigons thường nhỏ hơn cả cha mẹ chúng. Tuổi thọ của tigons, cũng như các loài động vật lai khác, ngắn hơn một loài bình thường. Các loài động vật dường như dễ bị ung thư và các bệnh khác.


Ti-Tigon  và Ti-Liger


Ti-TiGon
Hình ảnh.Tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh

Tigon và liger cái thường được cho  là có thể giao phối với một con sư tử, hỏ. Tigon và liger giao phối với nhau để sản xuất ti-ligers (TI-ligers). Hổ và tigons được giao phối để sản xuất ti-tigons. Ti-ligers và ti-tigons có nhiều điểm giống hổ (75% con hổ). Ti-tigon giống như hổ vàng nhưng với ít tương phản trong dấu hiệu của chúng.
Trong thời gian cuối 1970s/đầu năm 1980, Khu bảo tồn Shambala có cả một tigon và ti-tigon. Noelle, một con tigon, sinh năm 1978. Tin rằng con mèo lớn  luôn luôn vô sinh, nhân viên cho phép Noelle ở chung với một con hổ Siberia nam gọi là Anton. Trong năm 1983, Noelle tạo ra một con ti-tigon tên Nathaniel.Giống 75% một con hổ, Nathaniel có sọc đậm hơn so với mẹ của nó và nó gầm như con hổ chứ không phải là sự kết hợp của âm thanh được sử dụng bởi mẹ của nó. Chỉ có 25% giống sư tử, Nathaniel đã không phát triển bờm. Nó qua đời lúc 8 hoặc 9  tuổi vì bệnh ung thư. Noelle cũng phát triển bệnh ung thư và qua đời ngay sau đó. Có thể là sự pha trộn của các gen góp phần vào việc bệnh.
Bảng Thông Tin
 bảng thông tin lai tạo
Bảng Thông Tin Lai Giống
TinTucMoiTruong.Com

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Ô nhiễm tiếng ồn những điều bạn chưa biết

Ô nhiễm tiếng ồn những điều bạn chưa biết


Tiếng nói chuyện rì rầm, tí máy hút bụi, tiếng động cơ,tiếng còi xe . . . tưởng chừng như vô hại nhưng thật sự là 1 mối ô nhiễm không khác ô nhiễm không khí,nước thải. Báo cáo giám sát môi trường cho thấy rằng mức ô nhiễm này ở các thành phố lớn đang tăng cao, khi lượng xe , máy móc đang tăng cao.


Bậc thang tiếng ồn

                                   

Décibel là đơn vị đo tiếng ồn.Ví dụ do các công ty tư vấn môi trường cung cấp :



- 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây  được xem là trạng thái yên tỉnh
- 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ)          
- 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường
- 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
- 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy,  gây khó chịu, mệt mỏi
- 80 dB -  85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm  rất khó chịu
- 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
- 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí
(Những thí dụ trên, bên cạnh các số dB chỉ là những thí dụ phỏng chừng, xấp xỉ)
Không có máy đo thì có thể một cách phỏng chừng, dựa trên khả năng phân biệt của tai người: tiếng động inh ỏi là cỡ 80 dB, nhức tai là khoảng 90dB. Trên nữa thì ta không chịu nổi và phản ứng tự bảo vệ tức thì là đưa tay bịt tai lại. Sống và làm việc nơi ồn lâu dần cũng “quen”, ta hết hay bớt thấy khó chịu  nhưng hậu quả của tiếng ồn vẫn “âm thầm ghi” vào cơ thể ta.

Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn


Ảnh hưởng đến thính giác 



            Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Tiếng động mạnh gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai.

       Rối loạn giấc ngủ 

Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường.

 Tiếng động trong khi ngủ làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.

Bệnh tim mạch

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.




Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.

Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng


Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.



David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước.

Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại.

Cty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh


ô nhiễm không khí, ở nhà cũng mắc bệnh


ô nhiễm không khí, ở nhà cũng mắc bệnh

Có 1 sự thật mà ít ai biết đó là mức độ ô nhiễm tại nhà cao hơn ngoài trời khoảng từ 2-5 lần(theo thống kê của Chi cục bảo vệ môi trường thuộc sở tài nguyên môi trường TP.HCM).

  Tại sao? 

Theo thống kê báocáo môi trườngcủa  Cty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh môi trường trong nhà thường xuyên có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi xuất phát từ những vật dụng hết sức quen thuộc trong nhà như mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, những hợp chất này có khả năng gây kích ứng cho mắt, mũi và họng làm cho con người có thể bị nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác. . . .



Theo 1 thống kê khác của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA)  thì thủ phạm chính đó chính là bụi thông thường, trung bình cứ 6 phòng ngủ ( diện tích khoảng 450m2) thì có khoảng 18kg bụi/năm. Những hạt bụi li ti nằm rãi rác khắp nhà,nhưng tập trung chủ yếu vào chăn ,ra ,gối nệm,khăn , gấu bông ,. . . và đây còn là môi trường thích hợp cho vi khuẩn ,nấm móc , vi sinh vật có hại phát triển .



Lông từ động vật và khói thuốc lá cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho căn nhà thêm ô nhiễm, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí.

Cải thiện không khí trong nhà như thế nào?

 

Theo các chuyên gia tư vấn môi trường có những cách sau đây bạn có thể áp dụng :

-hạn chế sử dụng các chất khử mùi, những bình xịt thơm và các sản phẩm làm sạch có chứa các hóa chất tổng hợp, long não (băng phiến), nước hoa và hút thuốc lá

-nên giặt gối nệm thường xuyên để tránh bụi và con mạt. Nên hút bụi cho thảm, rèm ít nhất một lần/tuần và thỉnh thoảng mang chúng đi giặt

-Nên mua đồ đạc trong nhà làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép vì gỗ ván ép thường sinh ra chất formaldehyde và các chất hóa học độc hại khác.

-Khi tổ chức tiệc nướng, luôn để lò nướng ở ngoài trời. Nếu chúng ta đun, nấu bằng than, củi, dầu lửa thì nhà bếp cần có ống khói hay quạt hút.

-Thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Nên sử dụng quạt để tạo sự trao đổi khí bên trong và bên ngoài, thường xuyên làm vệ sinh và thay đồ bọc của máy điều hòa nhiệt độ.


Trồng cây xanh quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của chúng ta có bầu không khí trong lành.

                                                              

www.TinTucMoiTruong.com