Rồng Komodo-sinh vật nguy hiểm “thời tiền sử” còn sót lại
Là loài thằn lằn lớn nhất thế giới còn tồn tại trên trái đất, rồng Komodo vừa khiến con người sợ hãi nhưng lại kích thích trí tò mò tột độ về cuộc sống và hành vi của loài bò sát khổng lồ này.(Dịch vụ môi trường Cao Nguyên Xanh)
Theo các báo cáo môi trường tính tới thời điểm hiện tại, môi trường sống tự nhiên duy nhất của rồng Komodo là các quần đảo của đất nước nhiệt đới Indonesia. Dù sở hữu kích thước to lớn nhưng rồng Komodo thực sự là bậc thầy trong việc săn mồi, với khả năng di chuyển nhanh nhạy trên mặt đất, bơi lặn linh hoạt dưới nước và khả năng trèo cây thoăn thoắt giống với họ hàng nhỏ bé của nó.
Rồng Komodo trong môi trường sống tự nhiên.- Ảnh : Dịch vụ tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh
Trong quá trình săn mồi trên mặt đất, rồng Komodo có thể chạy với vận tốc 20km/h để đuổi theo nạn nhân của nó. Loài này cũng sở hữu khả năng lặn sâu tới 5m để truy tìm những con cá dưới biển. Khả năng bơi hoàn hảo cho phép rồng Komodo di chuyển từ đảo này sang đảo khác để tìm cuộc sống sung túc hơn.
Trên thực tế, rồng Komodo được phát hiện nhiều nhất trên đảo Komodo, Indonesia. Chính vì lẽ đó, loài rồng này được đặt theo tên hòn đảo nảy. Các nhà khoa học tin rằng, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm. Dù là loài động vật “còn sót lại” từ thời tiền sử nhưng hiện tại, sự tồn tại của rồng Komodo đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Cho đến nay, người ta thường cho rằng rồng Komodo chúng bắt mồi rồi bỏ con mồi đấy cho chảy máu từ vết thương đến chết và nạn nhân thường bị sốc và chết trước khi bị rồng giết và ăn thịt.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con mồi bị giết là do loại vi trùng gây bệnh có trong miệng rồng. Một nghiên cứu mới đây đăng trên số mới nhất của Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences lại chứng minh rằng con mồi chết là do sự kết hợp giữa vi khuẩn ở răng và nọc độc của chính loài bò sát chứ không phải chỉ vì vi trùng gây bệnh.
Là hậu duệ trong họ kỳ đà sống trên 100 triệu năm về trước, rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại và hiện sống trên các đảo miền Trung Indonesia như các đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang và Gili Dasami. Chúng có chiều dài từ 2 đến 3 mét và nặng chừng 70kg. Với thân hình khổng lồ như vậy, chúng thống trị các hòn đảo nói trên mà không động vật có vú ăn thịt nào cùng tồn tại được bên cạnh chúng.TS Stephen Wroe, Trường ĐH New South Wales, đồng tác giả của công trình cho biết: "Quan điểm cho rằng rồng Komodo chỉ làm chết con mồi bằng những vi trùng có trong miệng chúng là không đúng. Bản thân con rồng có nọc độc. Chất độc ấy do tuyến nước bọt của chúng sinh ra. Đó là các chất gây tăng huyết áp và chống đông máu. Chính các chất này làm máu của những con mồi bị chúng cắn chảy ào ạt, khiến con mồi chết vì cạn máu".
Rồng Komodo là loài ăn thịt hung hãn và làm chủ hệ sinh thái chúng sống. Mặc dù thức ăn chính của chúng là xác thối rữa nhưng chúng cũng săn bắt và tấn công nhiều con mồi khác bao gồm các động vật không xương sống, động vật có vú và chim chóc.
TinTucMoiTruong.Com
Là hậu duệ trong họ kỳ đà sống trên 100 triệu năm về trước, rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại và hiện sống trên các đảo miền Trung Indonesia như các đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang và Gili Dasami. Chúng có chiều dài từ 2 đến 3 mét và nặng chừng 70kg. Với thân hình khổng lồ như vậy, chúng thống trị các hòn đảo nói trên mà không động vật có vú ăn thịt nào cùng tồn tại được bên cạnh chúng.TS Stephen Wroe, Trường ĐH New South Wales, đồng tác giả của công trình cho biết: "Quan điểm cho rằng rồng Komodo chỉ làm chết con mồi bằng những vi trùng có trong miệng chúng là không đúng. Bản thân con rồng có nọc độc. Chất độc ấy do tuyến nước bọt của chúng sinh ra. Đó là các chất gây tăng huyết áp và chống đông máu. Chính các chất này làm máu của những con mồi bị chúng cắn chảy ào ạt, khiến con mồi chết vì cạn máu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét