Hải Dương: sản xuất hóa chất đầu độc môi trường
Người dân một số thôn của xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã phải sống chung với khí độc khi nhiều nhà máy sản xuất hóa chất trái phép, gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nay.
Người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương “phong tỏa“ Nhà máy Xi măng Phúc Sơn
Trong khi vụ việc Công ty TNHH Trường Khánh sản xuất Pro Niken bị người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương "phong tỏa" (Báo Báo ngày 28-6 đã thông tin) vẫn chưa được giải quyết thì từ ngày 26-6 đến nay, người dân nơi đây lại tiếp tục dựng lều bạt chặn đường vận chuyển nguyên liệu từ mỏ đá núi Công về Nhà máy Xi măng Phúc Sơn, thuộc Công ty Xi măng Phúc Sơn.
Đua nhau gây ô nhiễm
Các công ty môi trường cho biết đến ngày 12-7, dù Công ty TNHH Trường Khánh đã tháo dỡ nhà xưởng sản xuất Pro Niken trái phép nhưng người dân thôn Châu Xá vẫn không chịu tháo dỡ lều bạt, vật cản để doanh nghiệp (DN) này vận chuyển thiết bị, máy móc đi nơi khác. Người dân cho rằng DN hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường nên phải giữ lại "vật chứng" để chính quyền xử lý.
Các báo cáo môi trường cho biết do bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, Công ty Xi măng Phúc Sơn đã phải làm đơn "kêu cứu" chính quyền địa phương.Cac chuyên gia tư vấn môi trường cho biết điều đáng nói là trong khi chính quyền huyện Kinh Môn chưa tìm được biện pháp giải quyết khả thi thì người dân thôn Trại Chuối, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn lại phát hiện Công ty CP Xây dựng 1369 (chỉ cách thôn Châu Xá 100 m) sản xuất Pro Niken trái phép.
Theo ông Văn Hữu Khải, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Trại Chuối, người dân địa phương phải hứng chịu quá nhiều ô nhiễm từ các DN sản xuất xi măng cùng cơ sở nấu quặng bauxite của Trung Quốc và cơ sở tái chế dầu thải ven sông Kinh Thầy. Đặc biệt, nước thải và khói bụi từ Công ty CP Xây dựng 1369 đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của người dân.Nhiều người dân ở đây đang mắc các bệnh về hô hấp ,sức khỏe giảm sút khiến nhiều việc ảnh hưởng, nên người dân đang rất bức xúc.
"Sống trong môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, người dân thôn Trại Chuối liên tiếp mắc bệnh ung thư. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần đến các cấp chính quyền nhưng không được giải quyết" - ông Khải bức xúc.
Đầu độc nguồn nước chính
Chiều 12-7, trao đổi với phóng viên Báo Báo, ông Nguyễn Văn Đông, phụ trách lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN-MT) thuộc UBND tỉnh Hải Dương, khẳng định việc người dân bức xúc là chính đáng. Theo ông Đông, huyện Kinh Môn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường của tỉnh Hải Dương khi có tới hàng trăm DN với hơn 10 nhà máy sản xuất xi măng, thép và hàng chục lò vôi.
Do những cơ sở này cần nguyên liệu để sản xuất nên đã lập ra 22 điểm tập kết, kinh doanh than trái phép, trong khi quy hoạch chỉ có 10 điểm. Vì vậy, không chỉ ô nhiễm môi trường do khói bụi, khí thải mà cả sông Kinh Thầy (nguồn nước chính của người dân địa phương) cũng bị đầu độc.Điều nay gây ra rất nhiều bức xúc với người dân nơi đây.
Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Hải Dương, kết quả phân tích do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thực hiện ngày 18-6-2013 tại 2 xã Phạm Mệnh và Duy Tân cho thấy các thông số pH, COD, Cr (Vi) đều vượt quy chuẩn cho phép, thậm chí đến 9,5 lần.Đây là những con số hết sức đáng lo ngại.
Ông Nguyễn Văn Đông khẳng định chính quyền huyện Kinh Môn cũng như 2 xã Phạm Mệnh, Duy Tân đều biết việc 2 công ty Trường Khánh và 1369 hoạt động không phép trong một thời gian dài. "Sở TN-MT cũng đã đề nghị UBND tỉnh làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cho thuê đất (nếu có); đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để DN hoạt động trái luật tại địa bàn mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời" - ông Đông cho biết.
Trước đó, ngày 10-7, UBND tỉnh Hải Dương đã có công văn chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư, quản lý đất đai, môi trường của những DN trên và xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét